Tại việt nam tỷ lệ sâu răng rất cao, theo một số thống kê tình trạng sâu răng sữa ở trẻ em chiếm tới 80%, trẻ trên 8 tuổi tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn lên hơn 50%. Đó là một tỷ lệ đáng báo động.
Sâu răng do sự kết hợp của vi khuẩn và mảng bám trên răng, nên tất cả lý do trong miệng của bạn còn tích tụ mảng bám răng và vi khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng răng bị sâu.
Nguyên nhân gây sâu răng
Sâu răng do không đánh răng
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sâu răng. Răng cần phải được làm sạch thường xuyên hàng ngày nhất là sau khi ăn và uống. Nếu không đánh răng đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và có thể gây nên những biến chứng nặng nề.
Đánh răng không đúng cách dẫn đến sâu răng
Đánh răng thường xuyên là một trong những biện pháp bảo vệ răng miệng, tuy nhiên, đánh răng như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Việc đánh răng không đúng cách không những không ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập, mà còn có thể gây tổn thương lợi và mô răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm lợi nướu và sâu răng.
Ăn thực phẩm có nhiều tinh bột và đường dễ gây sâu răng
Một số loại thực phẩm, đồ uống dễ gây ra sâu răng hơn những sản phẩm khác. Sữa, đường, socola, bánh cookies, mật ong, kem, kẹo cứng, ngũ cốc dễ dàng bám vào răng trong thời gian dài, do đó chúng có nhiều khả năng gây sâu răng hơn
Thường xuyên ăn vặt cũng gây sâu răng
Nếu thường xuyên uống nước ngọt hay ăn nhẹ, axit có nhiều thời gian hơn để tấn công răng. Đây cũng là lý do vì sao cha mẹ được khuyến khích không để cho trẻ sơ sinh dùng bình chứa đầy sữa, nước trái cây hoặc các chất lỏng có chứa đường trước khi đi ngủ. Những thành phần khoáng chất có trong nước giải khát sẽ ứ đọng lại trên răng, gây ra xói mòn.
Thiếu nước dễ dẫn đến sâu răng
Thiếu nước dẫn đến tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt. Nước bọt có vai trò quan rất là trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng, nó rửa sạch thức ăn và mảng bám răng. Các thành phần khoáng chất có trong nước bọt giúp chữa sâu răng sớm, hạn chế vi khuẩn phát triển và trung hòa các chất axit gây hại.
Hàm răng khấp khểnh dễ bị sâu răng
Với hàm răng khấp khểnh khiến bạn vệ sinh răng miệng khó khăn dẫn đến tình trạng những mảng bám và vi khuẩn còn đọng lại nhiều ở các khe răng gây sâu răng và viêm lợi.
Men răng yếu cũng dễ bị sâu răng
Men răng là lớp bảo vệ vững chãi của răng, khi răng của bạn mới được hình thành đã bị thiếu một số chất làm chất men không được bóng, làm cho cặn thức ăn dễ bám vào và gây sâu răng
Rối loạn tiêu hóa cũng dẫn đến sâu răng
Ăn nhiều và biếng ăn sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển. Người bị rối loạn tiêu hóa hay có những thói quen ăn uống thất thường khiến cho việc bảo vệ răng miệng càng khó khăn hơn.
Tụt nướu lộ ngà răng dễ bị sâu răng
Đây là triệu chứng thường gặp ở những người có tuổi. Khi nướu kéo ra khỏi hàm răng, mảng bám hình thành trên rễ của răng. Răng gốc tự nhiên được bao phủ bởi lớp cementum, các ngà răng sẽ trở thành mục tiêu của vi khuẩn và có thể bị mục nát, dẫn đến sâu răng gốc.
Quá trình sâu răng diễn ra như thế nào?
Sâu răng là một quá trình xảy ra trong thời gian dài, sâu răng do vi khuẩn mà chủ yếu là vi khuẩn Streptococcus Mutans làm lên men chất bột, đường có trong thức ăn thành Axit Lactic. Axit này sẽ dần ngấm vào các vết nứt, các chỗ trũng trên mặt răng, phá hủy men răng và cấu trúc răng của bạn, tạo nên những lỗ hổng trên răng.
Nguyên nhân gây sâu răng còn do những thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột. Khi ăn đồ nhiều đường, đồ ngọt … những vụn thức ăn sẽ bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy vôi răng định kỳ, khoang miệng sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển.
Khả năng sâu răng còn tùy thuộc vào kết cấu của răng. Nếu răng không bị sứt mẻ, không có khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, men răng trắng bóng, khỏe mạnh, mức khoáng hoá cao… sẽ dễ dàng chống lại những tác nhân gây sâu răng. Nếu các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng của bạn là rất lớn.
Sâu răng hay không còn do chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ của bạn. Nếu vệ sinh không tốt cũng là một nguyên nhân chính gây sâu răng. Vì thế, muốn hạn chế tối đa sâu răng, cần phải làm sạch răng thường xuyên, nhất là sau khi ăn. Nếu không sẽ rất dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Việc đánh răng không đúng cách sẽ không ngăn cản được sự xâm nhập của vi khuẩn, mà có thể gây tổn thương nướu, lợi… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng tấn công.
Răng mới sâu cho đến lúc phát triển thành lỗ sâu sẽ trải qua một khoảng thời gian (2 năm), phụ thuộc vào quá trình vệ sinh răng miệng, khả năng chống sâu răng ở mỗi người và mức độ vi khuẩn nhiều hay ít.Trong thời gian phát triển răng sâu, nên có hướng điều trị kịp thời để tránh lây lan sang các răng kế cận.
Làm thế nào để phòng sâu răng hiệu quả?
Như các bạn đã biết nguyên nhân sâu răng do vi khuẩn và các mảng bám răng còn đọng lại trên răng nên nếu bạn muốn hàm răng của mình thêm chắc khỏe và thơm mát thì hãy loại bỏ sạch mảng bám và vi khuẩn ra khỏi khoang miệng của bạn nhé.
Vệ sinh răng miệng đúng cách với chỉ tơ nha khoa, máy tăm nước, bàn chải và kem đánh răng cùng với nước súc miệng diệt khuẩn
Tránh ăn vặt và ăn đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột trong ngày, tránh nước ngọt có ga để khỏi bị phá hủy men răng.
Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả tươi cũng làm sạch răng và hạn chế tình trạng sâu răng.
Nếu bạn có hàm răng khấp khểnh không đều nên đến nha khoa để niềng răng. Khi hàm răng của bạn đã đều thì việc ăn uống và vệ sinh răng miệng sẽ dễ dàng hơn, tình trạng sâu răng và viêm nha chu sẽ giảm.
Và cuối cùng bạn nên nhớ đến nha khoa để lấy cao răng và bác sĩ thăm khám răng của bạn định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện những bất thường trên răng của bạn và kịp thời xử lý.