Thế nào gọi là khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược hay còn gọi là móm, là hàm răng dưới đưa ra phía trước hơn so với răng hàm trên. Khi cắn khớp răng hàm lại thì răng hàm dưới phủ ra ngoài so với răng hàm trên.
Khớp cắn ngược là một trong những sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, nó không những gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt nó còn ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai.
Khớp cắn ngược có thể là khớp cắn ngược do răng, khớp cắn ngược do xương cũng có thể khớp cắn ngược do cả xương và răng.
Khớp cắn ngược do răng
Nếu các bạn có khớp cắn ngược do răng thường biểu hiện cắn ngược ở nhóm răng cửa phía trước, khi các bạn cắn hàm răng lại, các răng hàm vẫn cắn khớp bình thường nhưng nhóm răng cửa dưới chùm ở phía ngoài so với nhóm răng cửa trên.
Nhưng khi bị khớp cắn ngược do răng hoặc khớp cắn đối đầu các bạn không nên chủ quan, hãy đến nha khoa để khám và nghe bác sĩ tư vấn, vì khi các bạn bị khớp cắn ngược hàm trên sẽ bị khóa lại bởi hàm dưới gây cản trở sự phát triển ra phía trước của hàm trên đặc biệt là đối với trẻ trong giai đoạn phát triển.
Khớp cắn ngược do xương
Thường do yếu tố di truyền, khi trong gia đình ông, bà, cha, me, hay cô, dì, chú, bác có người có khớp cắn ngược, xương hàm dưới quá phát thì bạn cũng rất dễ bị khớp cắn ngược. Nhưng cũng có những trường hợp khớp cắn ngược do răng mà không được xử lý kịp thời làm cũng dẫn đến khớp cắn ngược do xương.
Khớp cắn ngược do cả răng và xương
Khi răng bị khớp cắn ngược lâu ngày không được xử lý kịp thời dẫn đến tình trạng xương hàm trên kém phát triển, xương hàm dưới bị phát triển quá mức dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược cả răng và xương.
Hậu quả này dẫn đến khuôn mặt lõm, hay còn gọi là mặt gãy hình lưỡi cày, nó được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau.
Trẻ em ở giai đoạn phát triển vì một thói quen xấu ngày nhỏ, đưa cằm ra phía trước làm cho răng cửa hàm dưới bị đưa ra phía trước so với răng cửa hàm trên, nếu các bố mẹ không phát hiện sớm và xử lý kịp thời, xương hàm trên của bé sẽ bị kìm hãm sự phát triển, xương hàm dưới bị phát triển quá mức dẫn đến khớp cắn ngược cho cả xương và răng.
Cách điều trị khớp cắn ngược
Tùy từng loại khớp cắn ngược mà có cách xử lý khác nhau, nhưng đối với khớp cắn ngược có một nguyên tắc đó là xử lý càng sớm càng tốt. Khi bạn phát hiện ra con em mình có khớp cắn ngược thì hãy đưa đến nha khoa thăm khám và nghe bác sĩ tư vấn nhé.
Khớp cắn ngược do răng
Với khớp cắn ngược răng sữa, nếu trẻ ở độ tuổi răng sữa, các bác sĩ có thể can thiệp bằng các loại hàm nhựa dẻo để khớp hai hàm răng vào nhau đợi sự phát triển của hàm trên ra phía trước.
Khi trẻ đã thay răng sữa, mọc được những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên bạn có thể con bạn phải dùng một số khí cụ để kích thích sự phát triển của hàm trên và hãm sự phát triển của hàm dưới. Bạn cũng đừng lo lắng quá vì nếu phát hiện ra và xử lý kịp thời và niềng răng sớm trong giai đoạn này về sau con bạn sẽ có được khớp cắn bình thường.
Nếu phát hiện ra khớp cắn ngược ở giai đoạn muộn với độ đưa ra của hàm dưới ở mức độ cho phép chấp nhận được, thì bạn cũng có chỉ cần niềng răng cũng cải thiện được phần nào.
Khớp cắn ngược do cả xương và răng
Khớp cắn ngược do cả xương và răng nếu ở mức độ nhẹ bạn có thể niềng răng và tạm chấp nhận với gương mặt đó, nhưng nếu bạn có yêu cầu thẩm mỹ cao thì nên kết hợp niềng răng với phẫu thuật để đẩy lùi xương hàm dưới ra sau.
Nếu các bạn bị khớp cắn ngược hoặc thấy con em mình bị khớp cắn ngược hay móm thì nên đến nha khoa thăm khám và nghe bác sĩ tư vấn để đưa ra phương án điều trị kịp thời tránh tình trạng quá phát của xương hàm dưới.
Để được Dr. Hải Yến tư vấn hãy đăng ký Tại đây