Niềng răng cho trẻ em – Những điều phụ huynh nên biết

Khi con của bạn có dấu hiệu răng khấp khểnh không đều, răng hô, móm… thì việc lựa chọn niềng răng là giải pháp tối ưu nhất giúp bé có được khuôn mặt cân đối và nụ cười đẹp tự tin bước vào đời. Nếu các bạn quyết định niềng răng cho trẻ nên thực hiện càng sớm càng tốt sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, rút ngắn được thời gian niềng răng, giảm được sự đau đớn, giảm được kinh phí khi niềng răng và hạn chế được phẫu thuật sau này khi trẻ lớn lên.
Việc niềng răng cho trẻ ngày càng được các bậc phụ huynh quan tâm nhưng trước khi thực hiện các bạn cũng cần tìm hiểu một số điều để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình niềng răng cho bé.

Niềng răng cho trẻ - Những điều phụ huynh nên biết - Bác sĩ Hải Yến Yteeth
Niềng răng cho trẻ – Những điều phụ huynh nên biết

Có nên niềng răng cho trẻ?

Hàm răng xấu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trong tương lai?
Nếu răng của trẻ bị mọc lệch lạc hay răng bị hô, hay khớp cắn ngược sẽ làm cho mặt trẻ bị biến dạng nụ cười kém duyên hơn. Điều này không chỉ khiến trẻ tự ti mà tới khi trưởng thành sẽ càng khiến bản thân thấy mặc cảm, ngại giao tiếp, ảnh hưởng tới cuộc sống.
Khớp cắn sai còn khiến việc ăn nhai của trẻ gặp khó khăn, trẻ không nhai kỹ được đồ ăn lâu dần dễ ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa, dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng đến thể chất của trẻ.
Răng mọc lệch lạc khiến việc vệ sinh răng miệng của trẻ gặp khó khăn, dễ mắc các bệnh răng miệng như: Sâu răng, viêm lợi, hôi miệng
Khi răng mọc lệch lạc nhất là khớp cắn hở trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm, trẻ sẽ phát âm không chuẩn và nói ngọng.

https://youtu.be/imJRd03mLDI

Tại sao nên niềng răng cho trẻ sớm

Khi trẻ đang trong độ tuổi phát triển, xương hàm còn mềm rất dễ uốn nắn và răng di chuyển về đúng vị trí sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn, tỷ lệ thành công cũng cao hơn. Nếu tuổi càng lớn, răng mọc lệch lạc nhiều, xương hàm cứng hơn khiến quá trình điều trị càng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian hơn và chi phí nhiều hơn.
Niềng răng cho trẻ sớm còn góp phần ngăn cho xương hàm phát triển quá mức, tránh nguy cơ phẫu thuật về sau. Nhất là những trường hợp vẩu do quá phát xương hàm trên và khớp cắn ngược do quá phát xương hàm dưới nếu phát hiện sớm điều trị sẽ rất khả quan.
Niềng răng cho trẻ sớm trẻ sẽ có hàm răng đều sớm giúp cho việc vệ sinh răng miệng được dễ dàng ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.
Niềng răng cho trẻ sớm ít gây khó chịu và đau đớn hơn. Trẻ còn nhỏ xương hàm mềm, răng di chuyển dễ dàng nên nhà trẻ em niềng răng ít đau đớn hơn, ít khó chịu hơn.
Niềng răng sớm cũng sẽ giúp bé tập làm quen với việc thăm khám răng định kỳ, không sợ hãi hay là ám ảnh mỗi lần đi khám răng.

Nên niềng răng cho trẻ sớm - Bác sĩ Hải Yến Yteeth
Nên niềng răng cho trẻ sớm

Độ tuổi lý tưởng để niềng răng

Độ tuổi niềng cho trẻ răng tốt nhất là khi bước vào giai đoạn trẻ bắt đầu dậy thì và vì lúc này cơ thể đang phát triển, xương hàm vẫn chưa cố định. Đối với mỗi trẻ khác nhau, thời gian phù hợp để niềng răng là khác nhau vì còn phụ thuộc vào thời điểm trẻ dậy thì và thay răng sữa của trẻ, có những trẻ 10 tuổi đã dậy thì và thay hết răng sữa, có trẻ 13 tuổi mới dậy thì, thường với trẻ nam từ 8-13 tuổi, nữ từ 8-12 tuổi.

Độ tuổi lý tưởng để niềng răng là trước và trong khi trẻ dậy thì - Nha khoa Yteeth
Độ tuổi lý tưởng để niềng răng là trước và trong khi trẻ dậy thì

Những trường hợp nào nên niềng răng cho trẻ

Răng khớp cắn ngược (móm):
Là hiện tượng răng cửa hàm trên ở phía trong so với răng cửa hàm dưới. Trường hợp này là trường hợp cần niềng răng càng sớm càng tốt, có thể đeo hàm niềng răng từ khi trẻ chưa thay răng sữa để trượt răng cửa trên ra trước hãm lại sự phát triển ra phía trước của xương hàm dưới. Với khớp cắn ngược nếu không điều trị kịp thời để xương hàm dưới quá phát biểu hiện là mặt lưỡi cày, lúc này muốn kết quả như mong muốn thì không tránh được việc phẫu thuật xương hàm dưới.

Khớp cắn ngược ở trẻ em - Bác sĩ Hải Yến Yteeth
Khớp cắn ngược ở trẻ em

Răng hô (vẩu):

Là tình trạng răng bị chìa ra phía trước quá mức, xương hàm hoặc cả xương và răng nhô ra phía trước, gương mặt sẽ mất đi vẻ tự nhiên, môi khó khép lại được. Có thể vẩu do răng hoặc vẩu do xương, hoặc vẩu do cả răng và xương. Răng vẩu nếu không được điều trị sớm, do khớp cắn răng cửa bị sai nên càng ngày răng lại càng chìa ra do tiêu xương, tụt lợi và nhóm răng cửa này sẽ bị lung lay rồi mất sớm.

Răng hô (Vẩu) - Nha khoa Yteeth
Răng hô (Vẩu)

Răng lệch lạc, khấp khểnh, chen chúc:

Là răng mọc sai lệch về vị trí, trục của răng, phương và chiều của răng, răng mọc chồng chéo, mọc xoắn vào với nhau. Thường do cung hàm hẹp hoặc kích thước răng quá lớn so với xương hàm và khuôn mặt, hoặc do trẻ mất răng sữa sớm. Răng khấp khểnh nếu không được điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng đến việc ăn nhai, khó vệ sinh răng miệng dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm nướu…và có nguy cơ mất răng. Người có răng khấp khểnh luôn cảm thấy tự ti trong giao tiếp vì rất hôi miệng.

Răng khấp khểnh - Nha khoa Yteeth
Răng khấp khểnh

Răng thưa:

Răng thưa là tình trạng răng trên cung hàm mọc cách xa nhau, giữa các răng có 1 khoảng cách. Nguyên nhân thường do thiếu răng hoặc kích thước răng quá nhỏ so với cung hàm hoặc do lưỡi sai động tác khi nuốt đẩy vào răng làm răng tòe ra tạo ra khoảng cách giữa các răng, hoặc phanh môi bám thấp. Vì khoảng cách các răng xa nhau nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ăn uống. Răng thưa cũng là nguyên nhân chính khiến cho bạn phát âm không được chuẩn, cần phải điều trị sớm và điều trị cả nguyên nhân gây răng thưa để tránh tái phát.

Răng thưa - Nha khoa Yteeth
Răng thưa

Khớp cắn hở:

Là tình trạng bạn có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi hàm răng khép lại, đó là do khối răng cửa hàm trên và hàm dưới không cắn được vào nhau. Khớp cắn hở thường do thói quen xấu từ nhỏ gây ra như ngậm ti giả, mút ngón tay, mút môi dưới hay thở miệng. Những trẻ có khớp cắn hở thường phát âm không chuẩn. Khớp cắn hở cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và loại bỏ nguyên nhân để điều chỉnh khớp cắn, vì để càng lâu khớp cắn hở càng khó điều trị.

Khớp cắn hở - Bác sĩ Hải Yến Yteeth
Khớp cắn hở

Hướng dẫn trẻ ăn uống và vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài

Về ăn uống:

Khi trẻ niềng răng việc ăn uống không thể như trước khi mang niềng được. Để hạn chế tình trạng bong sút mắc cài, hãy bắt đầu bằng các đồ ăn mềm, cho các con ăn các món cháo bổ dưỡng trong giai đoạn đầu mới niềng răng. Sau có thể sẽ ăn cơm nhưng nấu mềm cùng thức ăn băm nhỏ hay cắt nhỏ. Tránh ăn đồ cứng hoặc miếng ăn to quá, hạn chế cắn thức ăn vào các răng phía trước và tránh ăn các đồ ăn dính. Nếu không sẽ bị bong mắc cài làm gián đoạn quá trình niềng răng và kéo dài quá trình điều trị.

Niềng răng ăn gì? - bác sĩ Hải Yến Yteeth
Niềng răng ăn gì?

Vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài

Ở lứa tuổi nhỏ nhiều trẻ chưa có ý thức được trong việc vệ sinh răng miệng nên các bố mẹ nên giám sát và động viên các con vệ sinh răng miệng cho sạch sẽ để sau khi niềng có hàm răng được hàm răng thẳng đều và khỏe mạnh.
Chải răng sau mỗi bữa ăn theo hướng xoay tròn trên từng răng, mắc cài và nướu cùng các dụng cụ chuyên biệt như tăm kẽ, đặc biệt là máy tăm nước. Máy tăm nước rất cần thiết cho người niềng răng. Sau khi ăn nếu vệ sinh bằng máy tăm nước sẽ rút ngắn được thời gian vệ sinh răng miệng cho trẻ và máy tăm nước giúp vệ sinh răng miệng rất hiệu quả, nó lấy đi được tất cả các mảnh thức ăn nhỏ nhất ở khe giữa hai răng, dưới nướu và khe kẽ mắc cài giúp trẻ có hàm răng luôn sạch sẽ.

Vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài - Nha khoa Yteeth
Vệ sinh răng miệng khi mang mắc cài

Tuân thủ theo đúng kế hoạch của bác sĩ trong quá trình niềng răng cho trẻ

Nếu bạn muốn răng của con bạn được trở nên đều đẹp, thời gian không bị kéo dài thì bạn hãy cùng con tuân thủ theo đúng kế hoạch, lịch hẹn và lời khuyên của bác sĩ. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường về tình trạng răng của trẻ, nên đưa trẻ đến khám, điều trị sớm nhất có thể, loại bỏ các thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến răng trẻ như mút ngón tay, thở bằng miệng đầy lưỡi. Hoặc nếu trẻ bị bong mắc cài hãy đưa trẻ đến để gắn lại không để gián đoạn và kéo dài quá trình niềng răng.

Cho con tái khám đúng hẹn - Nha khoa Yteeth
Cho con tái khám đúng hẹn

Phương pháp niềng răng cho trẻ phải tuân thủ theo sự tăng trưởng và kết hợp thay đổi thói quen của trẻ, sẽ tránh việc nhổ răng nhưng trong trường hợp răng mọc chen chúc quá mức gì phải nghĩ tới việc nhổ răng thì mới đưa các răng về đúng vị trí và có khuôn mặt hài hòa được.

By Bác sĩ Hải Yến Yteeth